1/ Căn cứ pháp lý
– Luật hộ tịch năm 2014;
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết Luật hộ tịch và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
– Thông tư số 15/2015/TT-BTP Quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của Luật hộ tịch.
– Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HNGĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài



2/ Thủ tục kết hôn với người nước ngoài như thế nào

- Đáp ứng đủ điều kiện kết hôn
1. Bên Nam đủ 20 tuổi trở lên, bên nữ đủ 18 tuổi trở lên.
2.Việc kết hôn do 2 bên nam nữ tự nguyện và quyết định.
3.Hai bên nam nữ Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như:
– Kết hôn giả, ly hôn giả
– Tảo hôn, lừa dối kết hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người khác như vợ chồng
- Người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ
Pháp luật VN quy định về các điều kiện kết hôn như vậy nhằm đảm bảo xây dựng xã hội phát triển vững mạnh, chế các tệ xã hội hay các vấn đề xã hội khác.

Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
- 01 Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu ghi đầy đủ thông tin của hai bên nam, nữ; ký, ghi rõ họ tên
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam và người ngoại quốc
– Công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài (đồng thời có quốc tịch nước ngoài) phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch cấp và Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
– Người không nhập quốc tịch nhưng cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú cấp.

Lưu ý : pháp luật của người nước ngoài không quy định về việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân mà thay vào đó là tuyên thệ hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.
Những giấy tờ trên được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ

- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận người đó không mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình.
- Bản sao chứng minh nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân/căn cước hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
- Bản sao sổ hộ khẩu gia đình hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ tạm trú hoặc Thẻ thường trú hoặc giấy Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).
Trường hợp người ngoại quốc không có hộ chiếu để xuất trình theo yêu cầu thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

Trên đây là các căn cứ pháp lý theo quy định của luật pháp về việc tiến hành kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài do đội ngũ luật sư TDV Biên soạn